Ngung noi dung cach nhat

1. Ngừng nồi bình thường

Khi đốt nồi phải mở van xả le hoặc kênh van an toàn để thoát khí ,nồi không tăng áp suất. Ngừng đốt nồi đóng van xả le và van an toàn lại. Thực hiện theo trình từ sau:

Ngừng hoạt động của vòi đốt. Đóng van cấp hơi và xả hời ra ngoài khí quyển bằng cách mở van xả le hoặc kênh van an toàn để giảm áp suất của nồi xuống. Cấp nước vào nồi để nâng mức nước trong nồi lên mức cao nhất của ống thuỷ.


Để nồi nguội từ từ có sự giám sát thường xuyên của người vận hành nồi hơi (http://bit.ly/2bhgTEU). Việc tháo nước ra khỏi nồi để vệ sinh phải có sự cho phép của người phụ trách nồi hơi và chỉ được tháo nước nồi khi áp suất trong nồi là 0KG/cm2 và nhiệt độ nước nồi 700C. Việc tháo nước phải thực hiện từ từ và khi đã mở van xả le hoặc kênh van an toàn.

2. Ngừng nồi sự cố:

Chấm dứt ngay sự hoạt động của hệ thống đốt nhiên liệu bằng nút STOP, đóng van cấp hơi, kênh van an toàn,mở van xả le. Cấp đầy nước vào nồi( nếu nồi hơi sự cố cạn nước thì nghiêm cấm việc cấp nước vào nồi). Để nồi nguội từ từ dưới sự giám sát của người vận hành nồi hơi.

3. Bảo dưỡng nồi

Nếu nồi hơi ngừng vận hành từ 1 tháng trở lên thì dùng phương pháp bảo dưỡng khô. Nếu nồi hơi ngừng vận hành dưới 1 tháng thì dùng phương pháp bảo dưỡng ướt.

>>> http://bit.ly/2bGlMa2

Phương pháp bảo dưỡng khô: Sau khi ngừng vận hành thì tháo hết nước trong nồi hơi ra mở các van và dùng nước rửa sạch và đốt nồi sấy khô( chú ý không đốt lửa to)

Phương pháp bảo dưỡng ướt: Sau khi ngừng vận hành nồi hơi thì tháo hết nước trong nồi ra cấp đầy nước vào nồi và đốt nồi tăng dần nhiệt độ nước nồi đến 1000C.
Previous
Next Post »